Sau một thời gian dài sử dụng việt thái dương dễ gây nên tình trạng đóng cặn lắng xuống dưới đáy ống thủy tinh và bình bảo ôn. Việc lắng cặn này tạo nên lớp cặn bẩn cứng đầu, đóng phèn dễ dẫn đến tình trạng ăn mòn inox làm hỏng bình chứa và khiến nguồn nước bị bẩn. Không chỉ có thế, lớp bụi bám vào bề mặt ống sẽ làm hạn chế khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nhiệt.
Để tăng khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời, biến quang năng thành nhiệt năng đun nóng nước, người dùng cần thực hiện vệ sinh việt thái dương 6 tháng 1 lần, để loại bỏ lớp bụi bám che khuất làm giảm hiệu quả vận hành của thiết bị.
#1. Quy trình vệ sinh máy nước nóng năng lượng mặt trời
– Ngắt nguồn nước cấp vào bồn.
– Vệ sinh ống thủy tinh: tháo những roong chắn bụi trước > tháo rời những ống thủy tinh ra ngoài > đổ nước đọng trong ống > vệ sinh ống > thay nước mới > lắp ống thủy tinh về vị trí cũ.
– Vệ sinh bồn cất nước: làm sạch đáy bồn để lớp phèn trôi đi hết, vệ sinh sạch sẽ bên trong và lắp lại như cũ.
Lưu ý: Khi mở nguồn nước bồn bạn nên tránh ánh nắng trực tiếp vì ống thủy rất dễ bị vỡ nếu bạn cho nước vào đột ngột. Sau đó bạn mở van khóa nước từ từ.
#2. Các bước chi tiết thực hiện vệ sinh bình việt thái dương
+ Bước 1: Vệ sinh mặt bên cạnh việt thái dương:
Vệ sinh các phụ kiện của máy năng lượng mặt trời, bạn thực hiện việc lau chùi vệ sinh sạch các bụi bẩn bám trên bề mặt bình bảo ôn, ống thủy tinh để nâng cao khả năng hấp thụ nhiệt của máy.
+ Bước 2 : Vệ sinh xúc rửa bên trong máy năng lượng:
Việc vệ sinh này bỏ hoàn toàn nước bẩn lẫn tạp chất đọng lại trong máy năng lượng mặt trời, bảo đảm nguồn nước sau khi vệ sinh sẽ sạch hoàn toàn và an toàn để sử dụng.
+ Bước 3 : Vệ sinh xúc rửa cả bên trong và bên ngoài máy năng lượng
Đây là bước tổng quan kết hợp 2 bước ở trên vừa vệ sinh bên trong và lau chùi sạch bên ngoài. Bước này sẽ giúp cho toàn bộ máy năng lượng của bạn đảm bảo sạch sẽ hoàn toàn.